Với trẻ em dầu – mỡ là nguồn cung cấp năng lượng chính, vì số lượng thức ăn trẻ ăn ít, mà nhu cầu năng lượng cao nên trẻ phải ăn nhiều dầu – mỡ hơn người lớn (theo nhu cầu năng lượng và cân nặng) thì mới đáp ứng đủ.
Hậu quả của hội chứng rung lắc ở trẻ nhỏHội chứng trẻ bị lắc là tình trạng chấn thương não xảy ra khi trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ bị lắc mạnh.
Khẩu phần ăn của trẻ cần đảm bảo đủ chất béo
1g dầu (mỡ) cung cấp 9 kcalo (1g chất bột đường hoặc protein chỉ cung cấp 4 kcalo). Vì vậy, dầu – mỡ không thể thiếu trong các bữa ăn dặm của trẻ. Trẻ dưới 6 tháng bú mẹ hoàn toàn lượng chất béo trong sữa mẹ chiếm 50% năng lượng. Từ 6 tháng, trẻ bắt đầu ăn dặm, lượng chất béo trong khẩu phần ăn cũng phải từ 40 – 45%. Với trẻ dưới 1 tuổi, năng lượng do chất béo cung cấp phải trên 40%, trẻ 1 – 3 tuổi năng lượng do chất béo cung cấp phải từ 30 – 35% tổng năng lượng khẩu phần.
Ăn thiếu chất béo là một trong những nguyên nhân bé chậm tăng cân do thiếu năng lượng. Mặt khác, chế độ ăn thiếu dầu – mỡ trẻ không hấp thu được các loại vitamin A, D, K, E… dẫn đến còi xương, chậm lớn, suy giảm miễn dịch hay ốm đau. Trong những năm đầu đời, trẻ phát triển và tăng trưởng nhanh cả về thể chất và tinh thần. Các thiếu hụt về chất béo trong khẩu phần ăn hàng ngày ảnh hưởng đến chức phận nhiều cơ quan, đặc biệt là cơ quan thần kinh. Do vậy, với trẻ em, khẩu phần ăn cần đảm bảo đủ chất béo.
Dầu mỡ có vai trò quan trọng với sức khỏe của trẻ nhỏ.
Theo BS Nguyễn Văn Tiến, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, dầu là một trong 2 dạng của lipid (chất béo), dầu còn gọi là chất béo thực vật vì nó được tạo ra từ các thực phẩm từ nguồn gốc thực vật (lạc, đậu tương, vừng…). Mỡ còn gọi là chất béo động vật bởi nó được tạo ra từ các thực phẩm có nguồn gốc từ động vật (lợn, gà, bò, cá…).
Dầu/mỡ là thực phẩm rất giàu năng lượng so với các loại thực phẩm khác. 1g chất béo cho 9kcal trong khi 1g chất đạm hoặc chất bột đường chỉ cho khoảng 4kcal.
Chất béo là dung môi cho các vitamin tan trong dầu: vitamin A, D, E, K. Nó có tác dụng hóa lỏng thức ăn và tăng đậm độ năng lượng trong thức ăn cho trẻ. Vì vậy, trong bữa ăn hàng ngày của trẻ nếu thiếu dầu hoặc mỡ thì các vitamin tan trong dầu có trong thức ăn sẽ không được hấp thu. Đồng thời thức ăn của trẻ đậm đặc khó nuốt và năng lượng trong khẩu phần ăn của trẻ hàng ngày sẽ không đủ so với nhu cầu làm trẻ chậm lớn, suy dinh dưỡng.
Theo khuyến nghị nhu cầu dinh dưỡng cho người Việt Nam, với trẻ bú mẹ hoàn toàn thì 50 – 60% năng lượng ăn vào là do chất béo của sữa mẹ cung cấp. Trẻ từ 6 – 11 tháng năng lượng do chất béo cung cấp là 40% và 35 – 40% năng lượng từ chất béo cung cấp với trẻ từ 1 – 3 tuổi
Cơ thể trẻ đang phát triển rất nhanh, rất cần acid arachidonic, một axít béo không no có nhiều trong mỡ động vật. Do đó trong khẩu phần ăn của trẻ tỉ lệ cân đối giữa chất béo động vật và chất béo thực vật là 70% và 30%. Trong bữa ăn bổ sung của trẻ không thể thiếu chất đạm, chất đạm có chất béo động vật. Nhưng chất béo cũng không cung cấp đủ so với nhu cầu của trẻ. Vì thế cần phải cho thêm dầu hoặc mỡ vào khẩu phần ăn của trẻ theo tỉ lệ một bữa dầu, một bữa mỡ.
Ăn luân phiên 1 bữa mỡ, 1 bữa dầu
Dầu là chất béo thực vật, chứa nhiều axít béo không no (dầu vừng, lạc, đậu tương, cá), nhưng một số loại chứa nhiều axít béo no (dầu cọ, dầu dừa). Vậy khi cho dầu vào bữa ăn của trẻ nên chọn loại chứa nhiều axít béo không no.
Dầu ăn của gia đình hàng ngày, hoàn toàn tốt khi cho trẻ ăn. Dầu còn lại sau mỗi lần chiên rán không cho trẻ ăn, thậm chí người lớn cũng không nên dùng.
Cơ thể đang phát triển nhanh, trẻ cần ăn cả chất béo động vật và thực vật theo tỉ lệ 1:1 (một bữa mỡ, một bữa dầu). Dầu ăn dùng cho trẻ em như: dầu oliu, dầu gấc, dầu cá… có chứa các axít béo cần thiết, các vitamin cũng như các dầu thông thường khác. Dầu dùng cho trẻ em là đối tượng chuyên biệt, nếu có điều kiện dùng thì tốt hơn các dầu thông thường.