Bệnh viêm gan B nên ăn và không nên ăn gì là một trong những điều rất quan trọng khi phải đối mặt với căn bệnh nguy hiểm này.
Nên ăn thực phẩm giàu đạm
Protein (chất đạm): Là chất quan trọng đối với người mắc bệnh về gan. Cần bảo đảm 1g protein/kg cơ thể/ngày. Trong đó 50% lượng protein này do ngũ cốc và rau quả cung cấp nên chỉ còn 50% là lấy từ thực phẩm như cá, thịt, trứng, sữa hoặc đạm thực vật như: đậu phụ… có nghĩa 1 ngày chỉ cần 200g cá hoặc 100g thịt nạc, trứng và cốc sữa là đủ.
Protein từ cá và sữa bò rất tốt cho người yếu gan vì dễ tiêu hóa. Trong sữa bò tươi hoặc sữa bột pha tương ứng có khoảng 3,7% chất đạm và 3,5% chất béo. Chất béo trong sữa bò thuộc loại khó tiêu hóa nên người bệnh gan nên uống sữa tách béo.
Bệnh viêm gan B nên ăn thực phẩm giàu protein (đạm). Ảnh minh họa/https://dulich.petrotimes.vn
Vitamin và khoáng chất: Các vitamin và khoáng chất rất cần thiết cho gan. Mỗi ngày cần bảo đảm đủ rau quả tươi (rau xanh 200g củ quả non 1.000g quả chín tươi 200g). Trường hợp người già yếu không thể ăn đủ sinh tố qua rau quả thì có thể bổ sung thêm viên đa sinh tố khoáng chất.
Thực phẩm người bệnh gan B nên tránh
Nội tạng là thực phẩm chứa lượng lớn cholesterol, có thể ảnh hưởng đến hoạt động của gan khi bị nhiễm virus viêm gan B như: Cản trở bài tiết mật; Tác động tiêu cực đến quá trình lọc thải độc tố và quá trình chuyển hóa chất béo diễn ra không hoàn toàn.
Nội tạng là một trong những thực phẩm người bệnh gan B nên tránh. Ảnh minh họa/https://dulich.petrotimes.vn
Thịt dê có chứa một lượng lớn lipid, điều này sẽ tạo thành “gánh nặng” cho gan, đồng thời ảnh hưởng đến hiệu suất của quá trình trao đổi chất cũng lọc thải độc tố.
Tôm chứa nhiều chất dinh dưỡng nhưng bạn vẫn cần hạn chế , giống hai nhóm thức ăn trên, tôm cũng là một nguồn cung cấp giàu đạm và cholesterol, khiến gan phải làm việc nhiều hơn để chuyển hóa được hết hoạt chất này.
Măng là một trong những thực phẩm mà bạn cần tránh xa trong thời gian này. Vì chúng là loại thực vật giàu chất xơ và dai này không chỉ khó tiêu hóa ở dạ dày mà còn có thể tác động đến quá trình chuyển hóa tại gan.
Nhân sâm : Dù là loại thuốc quý nhưng nhân sâm vẫn thuộc nhóm thực phẩm được đề cập đến khi nói về vấn đề bị viêm gan B kiêng ăn gì. Vì ở những người bị viêm gan B nhiệt độ bên trong cơ thể có xu hướng tăng. Trong khi đó, nhân sâm lại có tính tăng nhiệt. Như vậy, nếu bạn ăn nhân sâm vào lúc này, tình trạng xuất huyết nội có nguy cơ cao xuất hiện.
Các món chiên, xào : Lượng chất béo “dồi dào” trong những món ăn này rất dễ khiến bạn béo phì. Mặt khác, chúng còn là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng gan nhiễm mỡ. Vì vậy, người bị viêm gan B cần tránh xa các món như vậy nhằm ngăn ngừa tình trạng sức khỏe gan trở nên tệ hơn.
Lòng đỏ trứng chứa rất nhiều cholesterol. Vì vậy, người bị viêm gan B cũng sẽ cần hạn chế số lượng trứng tiêu thụ, tốt nhất là không quá 1 – 2 quả mỗi tuần.
Các thực phẩm quen thuộc của người Việt dễ gây hại cho gan
Bạn không nên ăn quá nhiều gan lợn, thịt dê… bởi đây là những món không có lợi cho gan.
Gan là cơ quan chủ đạo giúp thanh lọc các chất độc trong cơ thể. Những người bị gan yếu nên tuân thủ chặt chẽ chế độ ăn uống lành mạnh, tránh các biến chứng khó lường.
Trong thực đơn hàng ngày, ngoài những thực phẩm tốt cho gan, có một số loại cấm kỵ cần tránh xa:
Gan lợn
Gan lợn cũng như một số cơ quan nội tạng khác của động vật, chứa nhiều cholesterol, cứ 0,5 kg gan lợn chứa khoảng 200 mg cholesterol. Những người gan yếu khi ăn gan lợn sẽ làm tăng gánh nặng cho gan, không hề có tác dụng tốt với gan như quan niệm xưa nay.
Với bệnh nhân gan nhiễm mỡ, đồ ăn chế biến từ gan lợn sẽ làm cho tình trạng tồi tệ hơn. Sau khi ăn món này, hàm lượng đồng trong cơ thể tăng lên, tích tụ trong gan và não, gây tổn thương như xơ gan, cổ trướng gan và hôn mê gan…
Thịt dê
Trên thực tế, đối với tất cả các bệnh nhân, không chỉ mắc bệnh gan, đều không được ăn thịt dê. Ăn nhiều thịt dê sẽ làm cho bệnh nặng hơn và chậm quá trình phục hồi vết thương.
Các tế bào gan bị bệnh đang ở giai đoạn hoạt động, có thể gây ra các triệu chứng nóng gan. Hơn nữa, thịt dê tương đối nhiều mỡ và nóng nên hạn chế ăn nhiều.
Nếu bạn bị bệnh gan và các cơ quan khác có vấn đề, bạn sẽ không thể ăn thịt dê. Khi bạn cố ăn sẽ làm tăng gánh nặng cho gan và gây ra tổn thương ác tính ở các cơ quan khác.
Tỏi
Tỏi là một thực phẩm có mùi vị cay nồng rất mạnh. Ăn tỏi trong giai đoạn chức năng gan và thận bị tổn thương sẽ tăng sự kích thích đến gan, thận và hệ tiêu hóa, ức chế chức năng tiêu hóa, khiến hiện tượng chán ăn, buồn nôn tồi tệ hơn.
Hơn nữa, tỏi là một loại thực phẩm có thành phần dễ bay hơi. Ăn tỏi trong thời gian bị bệnh gan rất có khả năng gây thiếu m.áu và cản trở việc điều trị viêm gan.
Đường trắng
Đối với nhiều người, nhất là phụ nữ, thực phẩm yêu thích là đồ có đường như bánh ngọt, bánh tart trứng, kem và các loại thực phẩm ngọt khác.
Khi nạp vào cơ thể lượng đường quá nhiều sẽ không chỉ khiến cơ thể chúng ta béo lên mà còn khiến các tế bào gan tích tụ rất nhiều chất béo. Trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn đến gan nhiễm mỡ.
Hai thói quen gây tổn thương gan nghiêm trọng
Thức khuya
Thời gian tốt nhất để ngủ mỗi đêm là trước 22h. Nếu bạn không ngủ lúc 22h, gan sẽ bị tổn thương. Sau nửa đêm, cơ thể sẽ không được nghỉ ngơi đầy đủ và gan cũng vậy, điều đó sẽ gây tổn thương gan nghiêm trọng.
Chúng ta thường thấy nhiều người thức khuya, sắc mặt có màu vàng, đây là tổn thương gan do thói quen này tạo thành. Từ đó, theo thời gian, chức năng giải độc của gan trở nên yếu đi, gây ra các bệnh gan khác.
Tức giận
Thường xuyên tức giận sẽ gây ứ m.áu trong gan, gây hại cho gan. Khi gặp chuyện không vui, bạn nên học cách giải quyết thông qua các cách khác, giúp cho tâm trạng tốt hơn.