Bệnh trĩ là căn bệnh về đường ruột gây đau đớn và cản trở cuộc sống hằng ngày của người mắc bệnh. Các mẹo dưới đây sẽ giúp thuyên giảm các triệu chứng do trĩ gây ra.
Bổ sung chất xơ: Quy tắc đầu tiên trong điều trị bệnh trĩ là bổ sung thật nhiều chất xơ bằng cách ăn nhiều rau xanh, trái cây, gạo lứt, ngũ cốc nguyên hạt và quả hạch. Chất xơ giúp cải thiện nhu động ruột, làm giảm đau và ra m.áu do trĩ. Bạn cũng nên uống nhiều nước để ngăn táo bón.
Sử dụng túi lọc trà: Bạn có thể sử dụng túi lọc trà để làm dịu cơn đau do trĩ ngoại. Chất tanin có trong trà sẽ giúp giảm sưng, giảm đau và đẩy nhanh quá trình đông m.áu để giảm ra m.áu tại búi trĩ.
Hạn chế ngồi: Nếu bạn là dân công sở, hãy đứng dậy và đi bộ năm phút sau mỗi giờ làm việc để giảm áp lực ruột gây trĩ. Nếu bạn đi tập gym, hãy tránh các bài tập như đạp xe hay squat. Thay vào đó, hãy chọn các bài tập như đi bộ nhanh để cải thiện chức năng đường ruột.
Vệ sinh bằng nước ấm: Để vệ sinh h.ậu m.ôn, hãy ngâm mình trong bồn nước ấm, hoặc ngồi trong chậu nước ấm trong tư thế gập đầu gối hết cỡ. Bạn có thể hòa một nhúm muối epsom vào nước trước khi ngâm để sát khuẩn vùng trĩ.
Chườm đá: Trĩ khiến các mạch m.áu ở h.ậu m.ôn và ruột sưng và ra m.áu, do đó bạn có thể dùng đá lạnh để làm co các mạch m.áu. Hãy dùng khăn sạch bọc quanh một túi đá, sau đó ngồi lên bọc đá trong khoảng 20 phút để giảm sưng và ra m.áu h.ậu m.ôn.
Giữ vệ sinh h.ậu m.ôn: Thay vì tắm bằng vòi sen, bạn nên ngâm mình trong bồn tắm để h.ậu m.ôn cũng được vệ sinh với nước ấm. Tuyệt đối không nên vệ sinh h.ậu m.ôn bằng xà phòng hoặc các sản phẩm chứa cồn. Sau khi tắm, bạn có thể dùng máy sấy để làm khô h.ậu m.ôn nhẹ nhàng.
Nằm: Một cách để giảm áp lực lên vùng h.ậu m.ôn là nằm. Bạn nên nằm ngửa trên ghế sô-pha hoặc trên giường và gập chân lên trong vòng nửa tiếng. Cách này vừa giúp giảm áp lực lên vùng trĩ, vừa giúp cải thiện tuần hoàn m.áu đến lưng.
Dùng giấy vệ sinh mềm và không mùi: Các loại giấy vệ sinh thơm và nhiều màu sắc chứa các hóa chất có thể gây kích ứng vùng nhạy cảm. Hãy chọn các loại giấy vệ sinh trắng thông thường, không mùi khi bạn cần vệ sinh h.ậu m.ôn.
Sử dụng sáp dầu: Sử dụng sáp dầu để thoa lên vùng trĩ có thể giúp làm dịu cơn đau do trĩ.
Đại tiện kịp thời: Nhịn đại tiện có thể dẫn đến táo bón. Táo bón trong thời gian dài có thể gây rách h.ậu m.ôn và thậm chí là trĩ. Hãy đi đại tiện ngay khi cần và để làm được điều này, bạn nên tạo thói quen đi đại tiện vào một giờ cố định, khi bạn không bị vướng bận bất kỳ việc gì khác.
Dùng khoai tây: Nghe có vẻ lạ lùng, nhưng chườm bằng lát khoai tây có thể giúp làm dịu cơn đau do trĩ. Khoai tây còn có tính làm se, hỗ trợ quá trình co búi trĩ.
Thoa dầu hạt phỉ (Witch hazel): Hạt phỉ rất giàu tanin, giúp làm co các mạch m.áu tại vùng trĩ. Bạn có thể dùng bông gòn thấm chiết xuất hạt phỉ chưa chưng cất thoa trực tiếp lên vùng trĩ./.
5 thói quen “giải quyết nỗi buồn” tưởng khoa học ai ngờ gây hại
Đi vệ sinh có vẻ là một việc rất đơn giản, tự nhiên đến mức chúng ta thậm chí không cần nghĩ đến. Nhưng có những sai lầm dễ mắc phải có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng ta.
Đi tiểu theo kiểu đề phòng
Trước khi rời khỏi nhà, bạn có thể nghĩ rằng nên vào nhà vệ sinh, mặc dù bạn có thể không thực sự cần thiết. Sẽ không sao nếu bạn đi ra ngoài trong một thời gian dài và khó tìm được nhà vệ sinh. Ngoài ra rất hợp lý nếu bạn đi ngoài trong thời gian dài.
Tuy nhiên, nếu bạn làm điều đó không cần thiết mỗi lần, bạn sẽ bắt đầu cảm thấy muốn đi tiểu thường xuyên hơn, ngay cả khi bàng quang của bạn chưa đầy.
Ảnh minh họa.
Cố ép tiểu
Đôi khi bạn muốn đi tiểu nhanh hơn hoặc làm rỗng bàng quang hoàn toàn hòng kéo dài thời gian đến lần đi vệ sinh tiếp theo, khiến bạn rơi vào căng thẳng và ép tiểu.
Tuy nhiên, đó không phải là điều tốt cho sức khỏe, bởi vì theo thời gian, nó sẽ làm cho cơ sàn chậu của bạn yếu đi, khiến việc đi tiểu tiện hoặc đại tiện khó khăn hơn cũng như giảm hiệu quả trong việc hỗ trợ các cơ quan khác của bạn.
Ảnh minh họa.
Ngồi bồn cầu không đúng cách
Nếu bạn có tư thế ngồi bồn cầu bệt không đúng cách sẽ gây áp lực ảnh hưởng đến ruột già và trực tràng. Nếu cứ duy trì thói quen này lâu dài sẽ trở thành nguyên nhân gây bệnh về đường ruột như : Viêm ruột kết, trĩ, táo bón… thậm chí là ung thư ruột kết.
Ảnh minh họa.
Uống ít nước để không phải đi tiểu nhiều lần
Bạn uống bao nhiêu nước có thể không phải là lý do khiến bạn đi tiểu thường xuyên và uống ít nước thực sự có thể khiến các vấn đề về bàng quang trở nên tồi tệ hơn. Những lý do thực sự có thể là do uống cà phê, lo lắng và các vấn đề sức khỏe khác.
Nếu muốn đi vệ sinh ít hơn, bạn cũng có thể thay đổi cách mình uống nước. Thay vì tu nhiều nước mỗi lần uống, hãy thử uống chậm từng ngụm theo kiểu nhấm nháp.
Ảnh minh họa.
Đi tiểu khi đứng tắm dưới vòi hoa sen
Ảnh minh họa.
Đi tiểu dưới vòi hoa sen có thể là một việc thuận tiện và thậm chí thân thiện với môi trường. Tuy nhiên, nó có thể khiến não của bạn dần kết nối tiếng nước chảy và cảm giác muốn đi vệ sinh. Kết quả là mỗi khi bạn nghe thấy tiếng nước, kết nối này có thể khiến bạn muốn đi tiểu ngay lập tức.