Khi vắc-xin Covid-19 được tiêm trên toàn thế giới, ngày càng nhiều người phàn nàn về các tác dụng phụ, đặc biệt là sau liều thứ 2.
Những phản ứng phụ có thể xảy ra
Các triệu chứng điển hình gồm đau cánh tay, đặc biệt ở chỗ tiêm và các dấu hiệu toàn thân như sốt nhẹ, đau đầu và đau cơ. Một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng người trẻ có phản ứng phụ thường xuyên hơn người trên 65 t.uổi.
Một nhân viên y tế bị phát ban khắp lưng sau khi tiêm mũi thứ 2. Tuy nhiên, các vết mẩn đỏ này tự biến mất sau 1 ngày.
Ảnh minh họa: EPR
Phản ứng phụ có đáng lo ngại không?
Các phản ứng phụ sau tiêm vắc xin có thể khó chịu nhưng thường tồn tại trong thời gian ngắn và ít nghiêm trọng hơn nhiều so với mắc bệnh. Vắc xin được thử nghiệm rộng rãi về độ an toàn trước khi lưu hành.
Khi sử dụng trên quy mô lớn, vắc xin sẽ được giám sát chặt chẽ để tìm các phản ứng bất ngờ hoặc hiếm gặp trong thử nghiệm lâm sàng. Những sản phẩm này sẽ không được cấp phép nếu có nguy cơ gây phản ứng phụ nghiêm trọng hoặc lâu dài.
Nguyên nhân
Vắc xin được thiết kế bắt chước một bệnh n.hiễm t.rùng để tạo ra khả năng miễn dịch bảo vệ cơ thể.
Thông thường, khi virus xâm nhập cơ thể, hệ miễn dịch sẽ tìm cách vô hiệu hóa và t.iêu d.iệt chúng. Các chất t.iêu d.iệt yếu tố lạ được giải phóng trong một quá trình có thể làm tăng thân nhiệt.
Sốt nhẹ dưới 38,5 độ C là phản ứng bình thường của cơ thể, không gây hại.
Khi học cách nhận biết mầm bệnh, cơ thể trải qua các phản ứng miễn dịch giống như gặp mầm bệnh thật.
Ngoài ra, vắc xin cũng có khả năng chứa các thành phần gây ra phản ứng:
– Chất bảo quản ngăn ngừa vắc xin bị hỏng
– Các lipid chứa vật liệu di truyền của vắc xin mRNA
– Chất bổ trợ tăng phản ứng miễn dịch với các kháng nguyên
Tại sao các phản ứng với liều thứ 2 lại nặng hơn
Phải mất một thời gian để hệ miễn dịch phản ứng với mầm bệnh mới. Các tế bào ghi nhớ miễn dịch được lập trình để khi gặp virus lần thứ 2 (do nhiễm bệnh tự nhiên hoặc do vắc xin), sẽ phản ứng nhanh và mạnh mẽ hơn.
Khi đó, hàng loạt phản ứng phụ như đau cơ, sốt, ớn lạnh và mệt mỏi có thể xảy ra.
Phản ứng của những người từng nhiễm Covid-19 khi tiêm vắc xin
Các nhà nghiên cứu nhận thấy, sau mũi tiêm đầu tiên, mức độ kháng thể của những người từng mắc bệnh cao gấp 10-45 lần so với những người khỏe mạnh. Các phản ứng cục bộ đối với vắc xin xảy ra với tần suất ngang nhau ở cả hai nhóm tại thời điểm tiêm chủng và tự khỏi trong những ngày sau đó.
Tuy nhiên, các tác dụng phụ toàn thân (mệt mỏi, nhức đầu, ớn lạnh, sốt và đau nhức cơ) xảy ra ở 89% những người từng mắc bệnh, so với 46% người khỏe mạnh.
Nữ gặp nhiều tác dụng phụ hơn nam sau tiêm vaccine Covid-19
Phụ nữ gặp phản ứng phụ nghiêm trong hơn nam giới sau tiêm vaccine do khác biệt về phản ứng miễn dịch, hormone và yếu tố di truyền.
Buổi sáng sau khi tiêm liều vaccine Moderna thứ hai, Shelly Kendeffy, kỹ thuật viên y tế 44 t.uổi, ở thị trấn State College, Pennsylvania, Mỹ, vẫn cảm thấy ổn. Buổi chiều, cánh tay và cơ thể cô bị nhức. Đến tối, cảm giác gần giống cúm ập đến.
Shelly Kendeffy chia sẻ: “Răng tôi va lập cập vào nhau, nhưng người thì vã mồ hôi và lạnh toát”.
Hôm sau, cô tìm hiểu ở các đồng nghiệp của mình, bao gồm 8 nam và 7 nữ đã tiêm vaccine. Trong đó, 6 người phụ nữ đều bị đau nhức cơ thể, ớn lạnh và mệt mỏi. Một người không có các triệu chứng trên nhưng đã nôn mửa nhiều về đêm. 8 người nam trải qua tình trạng khác hẳn nhau. Một người bị đau cánh tay nhẹ, nhức đầu và đau cơ thể. Hai người mệt mỏi và đau nhức nhẹ. Một người chỉ bị đau đầu và 4 người còn lại không có triệu chứng gì.
Kendeffy nhận thấy các đồng nghiệp nữ chịu những phản ứng phụ nghiêm trọng hơn sau tiêm vaccine. Sự khác biệt mà cô quan sát được thực tế đang diễn ra khắp cả nước. Trong nghiên cứu công bố tháng trước, các chuyên gia từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) đã phân tích dữ liệu từ 13,7 triệu liều vaccine đầu tiên tại Mỹ. Trong số các phản ứng phụ được báo cáo với cơ quan, 79,1% đến từ phụ nữ, dù chỉ có 61,2% lượng vaccine được tiêm cho giới tính này.
Một lọ vaccine Covid-19 của Moderna. Ảnh: NY Times
Gần như tất cả ca sốc phản vệ hiếm gặp với vaccine Covid-19 cũng đều xảy ra ở phụ nữ. Các nhà khoa học của CDC báo cáo toàn bộ 19 người sốc phản vệ sau tiêm vaccine Moderna đều là phụ nữ. Trong số 47 người gặp tình trạng này sau liều tiêm của Pfizer, 44 người là nữ giới.
Sabra Klein, nhà sinh vật – miễn dịch học tại Trường Y tế Công cộng Johns Hopkins Bloomberg, cho biết: “Tôi không ngạc nhiên chút nào. Sự khác biệt về giới tính này hoàn toàn phù hợp với các báo cáo trước đây về những loại vaccine khác”.
Trong nghiên cứu năm 2013, các nhà khoa học của CDC và tổ chức khác phát hiện số phụ nữ trong độ t.uổi 20 đến 59 gặp phản ứng phụ với vaccine cúm cao gấp 14 lần nam giới. Công trình khác cho thấy từ năm 1990 đến năm 2016, phụ nữ chiếm 80% trong số trường hợp sốc phản vệ với vaccine ở người trưởng thành.
Theo Julianne Gee, chuyên viên y tế tại Văn phòng An toàn Tiêm chủng của CDC, phụ nữ gặp nhiều phản ứng phụ với các loại vaccine hơn nam giới. Tuy nhiên, đây không phải tình trạng đáng lo ngại. Các tác dụng phụ thường nhẹ và tồn tại trong thời gian ngắn. Những triệu chứng vật lý này cho thấy vaccine đang hoạt động, rằng “bạn có phản ứng miễn dịch rất mạnh, kết quả là được bảo vệ khỏi mầm bệnh”, theo lời tiến sĩ Klein.
Câu hỏi đặt ra là vì sao có sự khác biệt về giới khi tiêm vaccine? Một phần nguyên do có thể đến từ hành vi. Rosemary Morgan, nhà nghiên cứu sức khỏe quốc tế tại Trường Y tế Công cộng Johns Hopkins Bloomberg, cho biết phụ nữ có xu hướng báo cáo về triệu chứng nhiều hơn so với nam giới, ngay cả khi tình trạng giống nhau. Trong khi đó, bệnh nhân nam ít khi đi khám bác sĩ nếu triệu chứng không nghiêm trọng.
Yếu tố sinh học đóng vai trò quan trọng hơn. Eleanor Fish, nhà miễn dịch học tại Đại học Toronto, cho biết: “Phản ứng miễn dịch của nữ giới khác với nam giới theo nhiều cách”.
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng phụ nữ và t.rẻ e.m gái sản xuất nhiều kháng thể hơn (đôi khi gấp hai lần) so với đàn ông sau khi tiêm các loại vaccine cúm, sởi – quai bị – rubella, sốt vàng da, bệnh dại, viêm gan A và B. Cơ thể họ cũng sản sinh lượng tế bào T (đặc trị từng mầm bệnh) mạnh mẽ hơn. Sự khác biệt thể hiện rõ nhất ở người trẻ t.uổi, cho thấy “tác động sinh học có thể liên quan đến hormone sinh sản”, Julianne Gee nói.
Nữ tình nguyện viên tham gia thử nghiêm lâm sàng vaccine Covid-19 của Moderna. Ảnh: NY Times
Các hormone sinh sản bao gồm estrogen, progesterone và testosterone có khả năng liên kết với bề mặt tế bào miễn dịch, ảnh hưởng đến cách chúng hoạt động. Ví dụ, tiếp xúc estrogen ở phụ nữ khiến hệ miễn dịch tạo nhiều kháng thể đáp ứng vaccine cúm hơn.
Trong khi đó, theo tiến sĩ Klein, testosterone của nam giới “là loại chất ức chế miễn dịch mạnh”. Vaccine cúm thường kém hiệu quả ở đàn ông nhiều testosterone hơn so với những người cùng giới có ít hormone s.inh d.ục này. Testosterone ngăn cản cơ thể sản xuất hóa chất miễn dịch cytokine.
Sự khác biệt về di truyền giữa nam và nữ cũng có thể ảnh hưởng đến phản ứng phụ. Nhiều gene liên quan miễn dịch nằm trên nhiễm sắc thể X, có nhiều hơn ở phụ nữ. Phản ứng miễn dịch mạnh mẽ giải thích tại sao 80% các bệnh tự miễn chỉ ảnh hưởng đến phụ nữ.
Lý do khác đến từ liều lượng vaccine. Nghiên cứu chỉ ra rằng phụ nữ hấp thụ và chuyển hóa thuốc khác với nam giới, chỉ cần tiêm liều lượng thấp hơn đã có tác dụng tương đương. Trước năm 1990, thử nghiệm lâm sàng về thuốc và vaccine hầu như không tiến hành trên phụ nữ. Tiến sĩ Morgan cho biết: “Liều lượng thuốc được khuyến cáo dựa trên các thử nghiệm lâm sàng có sự tham gia của nam giới trong quá khứ”.
Nghiên cứu ngày nay bao gồm cả phụ nữ. Nhưng trong các thử nghiệm vaccine Covid-19, tác dụng phụ không được phân tích theo giới tính. Các nhà khoa học không kiểm tra liệu liều thấp hơn tiêm cho nữ giới có hiệu quả tương đương và gây ít tác dụng phụ hay không.