Trời trở lạnh kèm mưa ẩm dễ khiến cho nhiều người mắc cảm cúm, cảm lạnh. Dù bạn mắc cúm A, B hay C, hãy tìm hiểu những gì bạn nên ăn và cách giữ nước để giúp cơ thể hồi phục nhanh nhất có thể.
1. Tại sao khi bị bệnh cúm thường chán ăn?
Nội dung
Khi virus xâm nhập vào cơ thể, phản ứng tự nhiên của hệ miễn dịch là viêm. Quá trình viêm xảy ra khi virus nhân lên và phá vỡ các chức năng bình thường. Quá trình này có thể gây sốt, sổ mũi, nghẹt mũi, đau cơ, nhức đầu, mệt mỏi và đau bụng khi bạn bị cúm.
Cơ thể bạn sử dụng toàn bộ năng lượng, bao gồm cả năng lượng cần thiết để tiêu hóa thức ăn, để chống lại nhiễm trùng. Đó là lý do tại sao bạn thường cảm thấy thay đổi khẩu vị và chán ăn khi bị cúm. Cảm cúm gây mất vị giác, khứu giác do sổ mũi và nghẹt mũi cũng làm giảm cảm giác thèm ăn.
2. Cách giữ nước khi bị cúm
Khi bị cúm, việc uống đủ nước là rất quan trọng giúp cơ thể nhanh hồi phục.
Đối với người lớn, nên uống tối thiểu 1,8 lít chất lỏng mỗi ngày. Nếu bạn không nhận đủ chất lỏng, bạn sẽ nhận thấy những triệu chứng mất nước sau:
- Nước tiểu đậm
- Mệt mỏi
- Chuột rút cơ bắp
- Táo bón
- Mạch nhanh
- Choáng váng
Khi bị cúm, cung cấp đủ nước là điều cần thiết giúp cơ thể nhanh hồi phục. Chìa khóa của việc đủ uống nước là tránh mất nước. Nước lọc là chủ đạo để ngăn mất nước. Tuy nhiên, đồ uống không đường như trà xanh, trà đen hoặc các loại nước trái cây như nước dừa, nước mía, nước cam, chanh cũng có tác dụng với người bị cúm.
BS. Trần Thị Nga, nguyên Giảng viên chuyên khoa Dinh dưỡng Đại học Y Hà NộiĐể giảm bớt các triệu chứng như ho, sốt, nghẹt mũi… khi bị cảm lạnh, cảm cúm, người bệnh cần được nghỉ ngơi, ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, ngủ đủ giấc,… Cần lưu ý cung cấp đủ nước cho cơ thể bằng các loại nước lọc, nước trái cây, nước canh ấm.
Các chuyên gia luôn khuyên bạn nên uống 6-8 ly nước mỗi ngày. Chất lỏng hỗ trợ chức năng hệ thống miễn dịch của bạn, làm loãng chất nhầy và giảm tắc nghẽn. Tránh uống rượu và đồ uống có chứa caffeine vì chúng làm tăng tình trạng mất chất lỏng dẫn đến mất nước và cản trở chức năng miễn dịch.
3. Thực phẩm và đồ uống tốt cho người bệnh cúm
Trong thời gian bị ốm, chế độ dinh dưỡng gồm các thực phẩm và đồ uống là rất quan trọng giúp người bệnh chống lại được các triệu chứng bệnh cũng như tăng sức đề kháng của cơ thể, ngăn ngừa một số biến chứng như viêm họng, viêm xoang, viêm tai giữa,…
Súp gà là một món ăn dễ tiêu hóa, giàu dinh dưỡng với người bệnh cúm.
Nếu bạn muốn ăn, hãy ăn những món dễ tiêu hóa là tốt nhất. Dưới đây là một số gợi ý:
Nước cam: Hãy đảm bảo đó là nước trái cây 100% không thêm đường để tăng cường khả năng miễn dịch. Các loại thực phẩm có hàm lượng đường cao có thể cản trở hệ thống miễn dịch.
Nước ép rau củ: Bất cứ thứ gì là nước trái cây 100% đều được.
Rau: Các loại rau lá xanh là một lựa chọn tốt.
Trà đen hoặc trà xanh: Trà rất giàu vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa.
Trứng: Trứng là món giàu dinh dưỡng và dễ tiêu hóa. Tuy nhiên, không nên trộn trứng với phô mai hoặc ăn kèm với xúc xích do có hàm lượng chất béo cao khó tiêu hóa.
Chuối: Khuyến nghị ăn từ 1,5-2 quả chuối một ngày có thể nâng cao sức khỏe, cung cấp nguồn dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể. Đây là những thứ rất tốt cho bệnh cúm và chứa nhiều chất dinh dưỡng và năng lượng.
Táo: Ăn táo nguyên quả hoặc nước ép táo có lợi vì chúng là nguồn cung cấp chất chống oxy hóa, vitamin C và cung cấp năng lượng.
Phở gà hoặc cháo gà: Thịt gà giàu protein nạc dễ tiêu hóa và cung cấp năng lượng. Khi nấu mềm ở dạng cháo hoặc súp, thịt gà cung cấp năng lượng từ một loại protein dễ tiêu hóa và nước dùng giúp bù nước.
4. Các loại gia vị giúp phục hồi bệnh cúm
Hãy thử thêm một số gia vị dưới đây trong bữa ăn để có thêm cảm giác nhẹ nhõm:
- Tỏi: Giúp tăng cường hệ thống miễn dịch và giúp giảm nghẹt mũi.
- Gừng: Loại gia vị này làm tăng mức độ interferon, một thành phần quan trọng của hệ thống miễn dịch giúp chống lại nhiễm trùng do virus. Gừng cũng đã được chứng minh là làm giảm đau bụng và buồn nôn ở nhiều người.
- Quế: Loại gia vị này giúp giảm đau họng và tăng khả năng miễn dịch với bệnh tật.
- Bạc hà: Giúp giảm nghẹt mũi, giống như tác dụng của tinh dầu bạc hà và có thể làm dịu cơn đau họng.
- Xạ hương: Thêm xạ hương vào trà hoặc thêm vào nước xông để giúp giảm tắc nghẽn
5. Thực phẩm và đồ uống cần tránh khi bị cúm
Khi bị cúm, bạn cần tránh đồ ăn nhiều dầu mỡ, chiên rán vì thức ăn có nhiều chất béo sẽ khó tiêu hóa hơn và có thể gây buồn nôn nhiều hơn. Bạn cũng nên tránh thực phẩm chế biến sẵn có nhiều natri hoặc đường. Một số loại thực phẩm sau cũng nên tránh:
– Không nên uống sữa vì cơ thể khó chuyển hóa sữa: Ở một số người, nó có thể làm đặc chất nhầy và làm tăng cảm giác buồn nôn.
Theo BSCKI. Tăng Mạnh Hoạt – Bệnh viện Quân y 4, rượu có thể làm mất nước và kích hoạt phản ứng viêm, có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng cảm lạnh và cúm. Do đó, người bị cảm lạnh hoặc đang ốm nên tuyệt đối kiêng rượu và đồ uống có cồn.
– Kiêng uống rượu và cà phê: Chúng làm tăng sự mất chất lỏng trong cơ thể dẫn đến mất nước và cản trở chức năng miễn dịch. Cà phê có thể gây mất nước, khiến tình trạng tắc nghẽn mũi xoang trở nên trầm trọng hơn.
– Kombucha: Không có bằng chứng y tế nào cho thấy uống thức uống lên men có lợi cho người cảm cúm. Một số nghiên cứu còn cho thấy tác dụng phụ đáng kể.
– Sữa chua: Sữa khó tiêu hóa và có thể làm trầm trọng thêm tình trạng buồn nôn. Nên tránh ăn sữa chua trong giai đoạn đầu bị cảm cúm.
– Kem: Món ăn này chứa nhiều đường và sữa khó tiêu hóa và có thể làm trầm trọng thêm tình trạng buồn nôn.
– Thực phẩm cay: Nó có thể gây khó chịu cho dạ dày cũng như thức ăn quá nhiều dầu mỡ.
Các chuyên gia lưu ý, để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể thì cần bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng thông qua chế độ ăn khoa học, lành mạnh, vận động thường xuyên. Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng với nước hoặc nước rửa tay khô chứa cồn, làm sạch các bề mặt thường xuyên chạm vào và tránh tiếp xúc gần với những người bị bệnh cũng là cách hiệu quả phòng ngừa cảm cúm.