Những ngày gần đây, nắng nóng tại các tỉnh, thành Đông Nam bộ khá gay gắt. Đây là một trong những yếu tố làm gia tăng một số bệnh mùa nắng nóng như: tiêu hóa, hô hấp, các bệnh về da…
Một bệnh nhân bị nám da được soi da, chẩn đoán, điều trị tại Bệnh viện Da liễu Đồng Nai. Ảnh: Hạnh Dung
Người già và trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh, người béo phì, bị bệnh mạn tính có hệ miễn dịch kém là những đối tượng dễ mắc bệnh nhất. Do đó, việc phòng bệnh cực kỳ cần thiết.
* Đa dạng các loại bệnh
BS Trương Thị Tường Vy, Bệnh viện Da liễu Đồng Nai cho biết, khoảng 1 tuần trở lại đây, lượng bệnh nhân đến khám và điều trị tại bệnh viện tăng mạnh, gấp 4-5 lần, đặc biệt là những bệnh n.hiễm t.rùng da, bệnh nám, đồi mồi, tàn nhang.
Theo BS Tường Vy, nếu da tiếp xúc trực tiếp với nắng nóng có mật độ tia UV cao sẽ dễ bị các bệnh như: bỏng nắng, sạm, nám, tàn nhang, đốm nâu. Nhiệt độ cao, môi trường bụi bặm cũng khiến các loại vi khuẩn, nấm phát triển gây nên các bệnh như: viêm da mủ, viêm nang lông, mụn trứng cá, nấm da. Mồ hôi đổ nhiều bị bít tắc thường gây các bệnh rôm sảy ở trẻ nhỏ. Ánh nắng với tia UV ở mức độ cao như những ngày gần đây nếu chiếu trực tiếp vào da cũng khiến khả năng ung thư da tăng cao. Những người có da sáng màu có nguy cơ bị ung thư da cao hơn những người có da tối màu.
Ngoài các bệnh về da, thời tiết nắng nóng cũng là tác nhân gây nên những bệnh như: đau đầu, mỏi mắt, chóng mặt. Thân nhiệt cao làm tăng tiêu thụ oxy của tế bào trong cơ thể, khiến cho sự tiêu hóa bị rối loạn. Dịch vị trong dạ dày tiết ra ít, hấp thụ giảm, nhu động ruột chậm cũng gây nên tình trạng táo bón, khô miệng, biếng ăn.
Đối với những người bị bệnh mạn tính như: viêm phổi tắc nghẽn mạn tính, tăng huyết áp, thời tiết nắng nóng cũng gây ra nhiều bất lợi cho cơ thể. Nắng nóng khiến tim làm việc nhiều và nhanh hơn, làm cho mạch đ.ập mạnh và huyết áp tăng.
Bệnh nhân có t.iền sử tim mạch rất dễ trở nặng dẫn đến đau thắt ngực và tai biến mạch m.áu não. Đáng lưu ý, việc thời tiết thay đổi đột ngột như đang ở ngoài nắng bước vào phòng máy lạnh có nhiệt độ thấp hoặc đang ở phòng máy lạnh bước ra ngoài trời với nhiệt độ cao cũng dễ dẫn đến tình trạng sốc nhiệt, sẽ làm các mạch m.áu co lại tức thì gây ra thiếu m.áu não hoặc nhồi m.áu cơ tim.
* Phòng bệnh đúng cách
BS CKII Nguyễn Hòa Hiệp, Trưởng khoa Nội tổng hợp Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất cho hay, với thời tiết nắng nóng như hiện nay, nếu người dân không biết cách bảo quản thức ăn hợp lý sẽ dễ dẫn đến ôi thiu, khi ăn vào sẽ rất dễ bị tiêu chảy và các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa. Mặt khác, những người lớn t.uổi có t.iền căn bệnh tăng huyết áp cũng nên hết sức cẩn trọng khi đi ra ngoài nắng lâu.
BS Hòa Hiệp khuyên những người đang bị các bệnh mạn tính, người cao t.uổi cần ở những nơi thoáng mát, tránh độ ẩm cao, không nên ăn mặn, không nên hút t.huốc l.á, thuốc lào; hạn chế ra ngoài trời khi nắng gắt, tránh thay đổi nhiệt độ đột ngột, có chế độ ăn uống hợp lý với nhiều rau xanh, trái cây, uống đủ nước; không nên uống quá nhiều nước đá lạnh, nằm quạt, điều hòa trong thời gian, nhiệt độ hợp lý để tránh bị các bệnh đường hô hấp…
Để phòng các bệnh về da, BS Tường Vy khuyên, tốt nhất người dân nên chống nắng tốt. Biện pháp truyền thống là che chắn da thật kỹ khi đi ra ngoài nắng bằng việc mặc áo khoác tay dài, váy chống nắng, đội mũ rộng vành, mang kính mát, khẩu trang. Hạn chế tối đa việc đi ra ngoài nắng, nhất là khung giờ từ 9 giờ đến 16 giờ – lúc mà tia UV ở mức độ cao nhất. Ngoài ra, người dân nên bôi kem chống nắng với chỉ số chống nắng (SPF) từ 50 trở lên hoặc uống viên chống nắng giúp các bệnh về da như: nám, sạm da, đồi mồi đỡ trầm trọng hơn.
Với nhóm bệnh về da do nhiễm khuẩn, nhiễm nấm, cách tốt nhất để phòng bệnh là vệ sinh môi trường sống xung quanh sạch sẽ, thoáng mát, dùng quạt, điều hòa hợp lý để cơ thể bớt đổ mồ hôi. Đồng thời, vệ sinh cơ thể sạch sẽ mỗi ngày. Nếu đi từ ngoài đường bụi về hoặc khi cơ thể đổ mồ hôi nhiều thì nên tắm rửa sạch sẽ, không nên mặc những quần áo ẩm ướt, chọn quần áo vải cotton giúp thấm mồ hôi tốt, không nên mặc những loại quần áo dạng polime hoặc vải dệt vì những loại này sẽ giữ mồ hôi rất lâu, khiến thời gian mặc đồ ướt kéo dài hơn.
Bên cạnh đó, người dân cũng nên tăng sức miễn dịch của bản thân vì các loại nấm sẽ phát triển khi hệ miễn dịch của cơ thể suy yếu. Người dân nên bổ sung vitamin C, ăn uống nhiều trái cây họ có múi như: cam, quýt, lựu… rau xanh có màu sậm; uống nhiều và đủ nước (từ 1,5-2 lít nước/ngày hoặc tùy vào nhu cầu của từng người). Nếu bị nấm hoặc nhiễm khuẩn, người dân không nên tự ý đến nhà thuốc, quầy thuốc để mua thuốc về bôi mà nên đến các cơ sở y tế có chuyên khoa da liễu để được thăm khám, chẩn đoán, điều trị kịp thời, tránh tình trạng bệnh nặng, tái đi tái lại. Khi đó, việc điều trị sẽ rất khó khăn, tốn kém, kéo dài thời gian, ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ và chất lượng cuộc sống.
Căn bệnh da liễu khi trời nồm ẩm cao dễ mắc, chủ quan dẫn tới biến chứng khó lường
Thời tiết nồm ẩm, mưa phùn là điều kiện thuận lợi cho các loại virus, vi khuẩn và nấm mốc sinh sôi dễ dẫn tới các bệnh da liễu. Căn bệnh da liễu khi trời nồm ẩm cao dễ mắc này, chủ quan dễ dẫn tới biến chứng khó lường.
Không chỉ gây khó chịu, nấm da cũng nguy hiểm
Thời tiết gần đây nồm ẩm, sáng ra hay có mưa phùn, chiều tối lại chuyển lạnh, không khí ẩm ướt đã khiến nhiều người bị bệnh da liễu. BS CKI Đinh Doãn Thạch, bệnh viện Da liễu Hà Nội cơ sở 2 cho biết, nhiều trường hợp đến khám ở bệnh viện da liễu do dị ứng thời tiết, viêm da, nấm da do mặc quần áo ẩm ướt…
Bên cạnh yếu tố thuận lợi của thời tiết, chế độ sinh hoạt không khoa học của nhiều người trong thời tiết nồm ẩm cũng tạo điều kiện để nấm da phát triển như vệ sinh không sạch dẫn tới nấm vùng kín, nấm da ở những khu vực hay ra mồ hôi như kẽ chân, kẽ tay, vùng kín…
Những ngày thời tiết nồm ẩm, da thường tiết nhiều dầu hơn, trong khi đó mồ hôi lại không thoát ra được. Chất bẩn tích tụ, bám dễ dàng hơn trên da, mặc quần áo chật chội cùng với nhiệt độ từ 27 – 35 độ C cũng tạo điều kiện cho nấm phát triển.
Theo TS. Nguyễn Lan Anh – Khoa Da liễu (Bệnh viện TWQĐ 108), nấm sẽ phát triển mạnh ở nhiệt độ từ 27 – 35 độ C. Tỷ lệ mắc bệnh nấm ngoài da chiếm khoảng 27,3%, căn nguyên gây bệnh thường gặp ở 3 chủng: Epidermophyton, Trichophyton và Microsporum. Các chủng nấm này phát triển thuận lợi ở môi trường nóng ẩm, có nhiều chất dinh dưỡng, trong cơ thể bị suy giảm hệ miễn dịch.
Ở những nơi có chất sừng như da, tóc, móng… nấm thường gây bệnh. Các bệnh nấm hay gặp là nấm tóc, nấm móng tay, chân; lang ben….
Người bệnh khi bị nấm da sẽ luôn cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu. Trên da thường xuất hiện các tổn thương như đám tròn đỏ, vùng da không đều màu, ranh giới rõ, bờ đa cung, có thể có mụn nước nhỏ ở bờ viền. Khi chà xát, gãi nhiều hoặc người bệnh dùng các loại thuốc không thích hợp như bôi corticoid, bôi acid… sẽ khiến những tổn thương bị viêm trợt, chảy dịch, có khi có mủ, không còn rõ bờ viền.
Căn bệnh da liễu khi trời nồm ẩm cao dễ mắc này nếu chủ quan dẫn tới biến chứng khó lường. Hậu quả thường thấy khi bị nấm da là người bệnh khó chịu, ngứa rát, đau nhức. Càng ngứa, người bệnh càng gãi nhiều làm lây lan mầm bệnh, đồng thời làm n.hiễm t.rùng da gây mưng mủ, l.ở l.oét… ảnh hưởng đến sức khỏe.
Khi bệnh trở nên nặng hơn do không được điều trị, hoặc điều trị không đúng cách, tổn thương da càng nặng nề. Tình trạng này kéo dài khiến vùng da trở nên sần sùi, biến dạng, gây ra nhiều đau đớn cho bệnh nhân.
Thời tiết nồm ẩm dễ mắc bệnh da liễu
Theo các chuyên gia da liễu, nếu nấm da nặng ăn sâu vào m.áu và xâm nhập vào các cơ quan sẽ gây ra nhiều rối loạn cho cơ thể. Nếu bệnh nấm da ở các vùng dây thần kinh hay mắt, mặt sẽ rất nguy hiểm. Ảnh hưởng của những vùng này có thể tác động đến dây thần kinh, gây đau mặt và hai vùng thái dương…
Nguy hại là nấm da còn dễ lây lan. Bệnh nấm da rất dễ lây cho các vị trí khác trên cơ thể của bản thân và lây sang cho người khác. Nấm xâm nhập vào người theo 3 con đường: Từ người sang người, từ động vật sang người và từ đất sang người hoặc sang động vật. Bởi vậy, khi trong nhà có người bị nhiễm nấm nếu không chú ý vệ sinh, dùng chung đồ cá nhân, nằm chung giường… nguy cơ cao bị lây.
Ngoài ra, bệnh có thể tái lại nếu như không điều trị dứt điểm. Những lần tái phát sau còn nặng hơn lần trước gây rất nhiều khó khăn trong việc điều trị. Do đó khi thấy những dấu hiệu của bệnh như trên cần đến các chuyên gia da liễu để điều trị kịp thời.
Phòng bệnh nấm da trong mùa ẩm
Theo TS. Nguyễn Lan Anh, để điều trị bệnh nấm da thường sẽ dùng các loại thuốc bôi chống nấm như: dung dịch BSI, ASA, Ketoconazole, clotrimazole miconazole, terbinafine… Với nấm da điều trị 3 – 4 tuần, còn nấm móng 3-6 tháng. Trong trường hợp người bệnh dùng thuốc bôi không đáp ứng sẽ cần dùng thêm bổ sung thuốc kháng nấm đường uống.
Nhiều người bệnh khi mắc bệnh da liễu thường tự ý mua thuốc bôi. Điều này rất nguy hiểm. Nếu bị nấm dùng các thuốc trị nấm da phối hợp corticoid có thể gây tác dụng phụ như teo da, rạn da, và tạo cơ hội nấm phát triển nhiều hơn. Do đó, người bệnh nên đi khám để biết được đúng nguyên nhân, dùng thuốc đúng.
Trong thời tiết hiện nay, mọi người cần luu ý trong sinh hoạt để tránh mắc các bệnh da liễu:
– Mọi người cần tránh mặc đồ quần áo ẩm ướt, đồ lót quá chật để da không bị “bí bách”. Vào những ngày trời nồm ẩm, có thể dùng bàn là, máy sấy để đảm bảo quần áo được khô hoàn toàn trước khi mặc.
– Diệt nấm trên quần áo, vật dụng cá nhân, chăn gối… thường xuyên bằng cách vệ sinh, ngâm giặt bằng nước nóng, phơi mặt trái dưới ánh nắng mặt trời trước khi sử dụng.
– Các kẽ ngón tay chân thường xuyên lau khô. Mọi người tránh để những kẽ tay, chân đổ mồ hôi nhiều, ứ đọng nước, nhất là những người thường xuyên làm công việc nội trợ, chế biến thực phẩm.
– Không mặc chung quần áo lót. Với người bệnh, quần áo nên giặt nước nóng, lộn trái, phơi dưới ánh nắng mặt trời hoặc trước khi mặc nên dùng bàn là làm nóng.